Thuốc Zoacnel 20mg, 10mg trị mụn có tốt không? Cách sử dụng, Giá bán

2467
Thông tin về thuốc trị mụn Zoacnel

Trong cuộc sống đô thị hoá ngày nay thì việc tiếp xúc với các chất độc hại từ môi trường là một điều khó tránh khỏi. Như một hậu quả dĩ nhiên là nhiều người hiện nay đang phải đối mặt với mụn trứng cá, mụn viêm, mụn ẩn,… Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã cho ra đời thuốc Zoacnel nhằm đáp ứng với nhu cầu đó.

Thông tin về thuốc trị mụn Zoacnel

Trong bài viết dưới đây, Đặc Nhiệm Blouse Trắng sẽ cung cấp những thông tin chi tiết nhất cho độc giả về loại thuốc này.

Zoacnel là thuốc gì?

Zoacnel là một sản phẩm được sản xuất và nghiên cứu đến từ công ty cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú DAVIPHARM.

Zoacnel là thuốc gì?

Công dụng chủ yếu của sản phẩm là điều trị các loại mụn viêm, mụn trứng cá, mụn bọc với hiệu quả cao. Tuy nhiên, đây lại là một loại thuốc thuộc nhóm phải kê đơn từ bác sĩ da liễu.

Thành phần

Thành phần chủ yếu của Zoacnel là Isotretinoin với hai hàm lượng khác nhau là 10mg và 20mg để người sử dụng dễ chọn lựa.

Đây là một hoạt chất rất hiệu quả và được FDA cho phép điều trị mụn giai đoạn cuối cùng và các tình trạng không đáp ứng mụn khác.

Công dụng

Isotretinoin là một dạng Vitamin A thuộc nhóm Retinoids có vai trò điều trị mụn qua cơ chế diệt khuẩn và làm sạch da.

Công dụng trị mụn của thuốc Zoacnel

Isotretinoin có khả năng tác động lên các men trên bề mặt da và men Telomerase trong tế bào. Từ đó, Isotretinoin sẽ khiến cho lớp thượng bì trên da liên tục được rút ngắn, phá vỡ các liên kết giữa tế bào sừng với lỗ chân lông giúp đẩy các nhân mụn ẩn ở bên dưới lên trên và làm sạch da hơn.

Ngoài ra, Isotretinoin còn có bản chất là một loại acid. Với nồng độ pH thấp, người sử dụng có thể hạn chế việc phát triển của các loại vi khuẩn P.acnes do không còn môi trường thuận lợi cho chúng phát triển.

Đồng thời, Zoacnel cũng góp phần hỗ trợ thu nhỏ kích thước của lỗ chân lông và giảm nhờn trên bề mặt da. Từ đó, thuốc sẽ giúp hạn chế tình trạng mụn

Nhìn chung, Zoacnel sẽ có các công dụng chủ yếu sau đây:

  • Làm sạch da từ sâu bên trong giúp cho da được thông thoáng hơn, hạn chế mụn.
  • Làm cho lớp sừng già cỗi trên bề mặt da được mỏng lại, tạo điều kiện cho những nốt mụn ẩn bên dưới được trồi lên.
  • Hạn chế cho các vi khuẩn sinh sôi và phát triển nhằm hạn chế tiến triển nặng của mụn.
  • Rút ngắn thời gian mụn sưng viêm giúp cho các nốt thâm mụn dễ dàng điều trị hơn và giảm thâm mụn hay các vết sẹo lõm hơn.
  • Thu hẹp kích thước các lỗ chân lông và hạn chế bã nhờn giúp cho hạn chế mụn trong tương lai.

Các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy rằng, việc sử dụng Isotretinoin cho kết quả hiệu quả trên những nhóm người đang bị mụn ở giai đoạn nặng, hoặc khi đã thử các biện pháp khác mà không hiệu quả.

Chính vì vậy, Isotretinoin đường uống hay còn gọi là Zoacnel là một trong những sản phẩm trị mụn đường uống khó có thể nào thay thế được trong ngành công nghiệp làm đẹp hiện nay.

Xem thêm: Tấm dán trị sẹo Scar FX Silicone có tốt không? Cách dùng, Giá bán

Cách dùng thuốc trị mụn Zoacnel

Vì Zoacnel được bào chế dưới dạng các viên nang mềm nên không được bẻ thuốc, nhai thuốc vì điều này có thể sẽ ảnh hưởng chế chuyển hoá và hiệu quả của sản phẩm.

Như các loại thuốc viên nang mềm khác thì không nên uống không sản phẩm mà nên sử dụng nước lọc để uống cùng. Việc này sẽ giúp thực quản dễ vận chuyển thuốc đến dạ dày hơn mà không bị nghẹn ngay thực quản.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Zoacnel
  • Đối với người trên 12 tuổi, Zoacnel được sử dụng với liều đầu tiên là 0,5mg/kg trong một ngày, chia làm hai lần uống trong ngày sáng và tối.
  • Trong một số trường hợp đặc biệt như tình trạng mụn quá nặng hoặc mụn khởi phát đầu tiên ở vùng lưng thì có thể tăng liều lên 2mg/kg một ngày.

Tổng liều tối đa cho một liệu trình mà có thể sử dụng là 150mg/kg.

Đối với một số trường hợp đặc biệt có nguy cơ ngộ độc Vitamin A thì có thể giảm liều để hạn chế nguy hiểm cho bệnh nhân. Nhóm người này bao gồm các bệnh nhân suy gan, suy thận trước đó, rối loạn chuyển hoá lipid.

Nếu sau một liệu trình điều trị mà người sử dụng vẫn có nhu cầu tiếp tục sử dụng sản phẩm thì có thể dùng lại sau ít nhất 2 tháng nữa.

Trong thời gian sử dụng, người tiêu dùng cần phải sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ cho da như Lotion cấp ẩm cho da, kem chống nắng có SPF trên 30 hoặc các thuốc uống để hạn chế các tác dụng phụ thường gặp của Zoacnel.

Ngoài ra, trong suốt thời gian trước khi sử dụng, trong và sau sử dụng 1 tháng, phụ nữ có nhu cầu hoặc sử dụng Zoacnel thì nên phối hợp các biện pháp tránh thai để ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu không mong muốn.

Một đặc điểm lưu ý khác, trong trường hợp phát hiện mang thai khi đang sử dụng Zoacnel thì cần phải ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức và báo với các bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử lý kịp thời.

Tác dụng phụ

Đối với Isotretinoin, tác dụng phụ của thuốc cơ bản khá là nhiều và có thể tác động đến nhiều cơ quan khác nhau do thuốc dùng qua đường uống:

  • Da và niêm mạc: đa số người dùng sẽ có tình trạng khô da và niêm mạc. Một số người có thể khô da và niêm đến mức chảy máu. Một số nhóm người nhạy cảm có thể sẽ có tình trạng kích ứng da và dị ứng như nổi mẩn, đỏ da, ngứa rát,…Ngoài ra, người sử dụng có thể sẽ có nhạy cảm ánh sáng mặt trời cũng như tăng sắc tố da so với trước đó.
  • Thần kinh: dùng thuốc một thời gian sẽ có nguy cơ rối loạn lo âu. Theo một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng người sử dụng cũng có thể trầm cảm. Một số nhóm vẫn có thể ảnh hưởng đến chức năng của thần kinh thị giác và thính giác bao gồm mờ mắt, ù tai, nhìn đôi,…
  • Công thức máu: công thức máu bệnh nhân có thể sẽ thay đổi như thiếu máu, giảm tiểu cầu cũng như bạch cầu đa nhân trung tính. Men gan và triglyceride máu có thể sẽ hơi tăng.
  • Đối với phụ nữ đang mang thai, việc sử dụng Zoacnel sẽ làm cho thai nhi bị quái thai. Một số nghiên cứu thực nghiệm còn cho thấy thai nhi sẽ có nguy cơ tử vong rất cao từ trong bụng mẹ. Một số dị tật có thể kể đến như là não úng thuỷ, sứt môi, dị dạng hộp sọ, chậm phát triển tâm thần,…

Xem thêm: [REVIEW] TOP 10 Kem trị mụn tốt nhất, hiệu quả nhanh nhất hiện nay

Tương tác thuốc 

Với một số bệnh nhân sử dụng thuốc trị mụn Zoacnel được khuyến cáo hạn chế sử dụng chung với các loại thực phẩm và thuốc sau đây:

  • Các sản phẩm thực phẩm và thuốc có chứa Vitamin A vì sử dụng kết hợp có nguy cơ ngộ độc Vitamin A.
  • Kháng sinh Tetracycline vì có khả năng tăng nguy cơ tăng áp lực nội sọ lành tính.
  • Các chất kích thích như rượu bia.
  • Minocycline.

Chống chỉ định

Do thuốc Zoacnel khá nhiều tác dụng phù và có khả năng lây qua đường máu mẹ con nên FDA cấm sử dụng thuốc này cho những người đang có dự tính mang thai hoặc được xác định là mang thai trước đó. Theo các nghiên cứu về hoạt chất Isotretinoin cho thấy nguy cơ khuyết tật thai nhi ở những người mang thai sử dụng là rất cao.

Chống chỉ định của thuốc

Bản chất Zoacnel là một loại Vitamin A nên những người đang có tình trạng bị ngộ độc Vitamin A hay có nguy cơ ngộ độc Vitamin A như suy gan, suy thận, béo phì cũng cần hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng sản phẩm.

Nếu nhóm nguy cơ bắt buộc phải sử dụng Zoacnel thì cần phải giảm liều tối đa để hạn chế tình trạng ngộ độc cho người sử dụng.

Zoacnel nên được hạn chế ở nhóm người mẫn cảm với thành phần Isotretinoin hay nhóm Retinoids. Ở người có tình trạng kích ứng hay dị ứng với thuốc bôi da Retinoids trước đó cũng cần cẩn thận khi sử dụng Zoacnel.

Zoacnel cũng không được khuyến cáo cho nhóm trẻ chưa đến tuổi 12 do hiện nay có rất ít nghiên cứu cho thấy là Isotretinoin có lợi ích trên nhóm tuổi này.

Thuốc Zoacnel trị mụn có tốt không?

Xét về độ hiệu quả thì thuốc Zoacnel là một sản phẩm khá tốt và nhận được khá nhiều phản hồi tích cực của người tiêu dùng về hiệu quả trị mụn.

Tuy nhiên, Zoacnel 10mg hay 20mg vẫn mang nhược điểm là còn có nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người tiêu dùng như rối loạn thị giác hay thính giác. Vấn đề này sẽ khó khăn cho những người đang đi làm bằng cách tự lái các phương tiện giao thông.

Ngoài ra, thuốc trị mụn Zoacnel còn gây một số phiền hà cho người sử dụng khi phải có sự kể toa của bác sĩ. Mặc dù, người mua có thể dễ dàng mua ở các tiệm thuốc, nhưng sự chủ quan này có thể gây ra những hậu quả khó lường cho người tiêu dùng.

Mặc dù vậy, với nhóm người được kê toa đúng và thực hiện đúng với chỉ định cũng như hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất thì Zoacnel hầu như không mang lại quá nhiều tác dụng phụ.

Một đặc điểm khác khiến Zoacnel trở thành một sản phẩm được ưa chuộng của các bác sĩ da liễu là thuốc có 2 hàm lượng khác nhau. Việc chia ra thành 2 hàm lượng sẽ giúp người sử dụng uống ít viên hơn, dễ sử dụng hơn và tăng khả năng tuân thủ điều trị cho người tiêu dùng.

Thuốc Zoacnel 20mg, 10mg giá bao nhiêu?

Đối với Zoacnel, giá của mỗi hàm lượng sẽ có một ít chênh lệch so với nhau. Hàm lượng 10mg sẽ có giá là 6000 đồng/ viên, còn với hàm lượng 20mg giá sẽ là 9.000 đồng/ viên.

Giá mua thuốc Zoacnel là bao nhiêu?

Sự chênh lệch về giá thuốc giữa những nơi phân phối sẽ có một ít chênh lệch so với giá đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, sự chênh lệch này vẫn không đáng kể.

Mua thuốc Zoacnel ở đâu Hà Nội, TPHCM?

Vì Zoacnel 10mg, 20mg là thuốc kê toa nên có thể dễ dàng tìm thấy ở các nhà thuốc trong Hà Nội và TPHCM. Thậm chí, trên một số ứng dụng điện tử hiện nay như Tiki, Lazada, Shopee vẫn không khó để có thể mua online thuốc.

Tuy nhiên, người tiêu dùng cần lưu ý đến các vấn đề hàng giả cũng là một trong những vấn đề mà người dùng phải đề phòng.

Ngoài ra, người tiêu dùng nếu có nhu cầu sử dụng cần phải được sự tham vấn bởi các bác sĩ chuyên ngành để có thể loại trừ các tình trạng chống chỉ định với thuốc. Không chỉ vậy, bác sĩ cũng sẽ là người xác định xem tình trạng bạn có thật sự cần sử dụng thuốc uống Zoacnel hay không.

Xem thêm: [REVIEW] TOP 10 thuốc kem trị sẹo tốt nhất, nhanh nhất kể cả sẹo lâu năm

 

Bài trướcViên uống mọc tóc Erocante: Cách sử dụng hiệu quả, thành phần, giá bán
Bài tiếp theo[REVIEW] Miếng dán tránh thai Evra mua ở đâu? Cách dùng, giá bán
Tôi là Dược sĩ Vũ Quang Vinh. Được đào tạo chương trình chính quy tại Đại Học Dược Hà Nội - Hanoi University of Pharmacy. Tôi viết thông tin về thuốc, y tế sức khỏe với mong muốn mang tới những kiến thức khoa học tin cậy, chính xác nhất dựa trên những kiến thức cập nhật từ các tạp chí y khoa, cơ quan dược phẩm uy tín như: Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), EMC, Dailymed, Drugs.com, ...