[VIDEO] Cách đặt thuốc phụ khoa đúng cách. Một số lưu ý cần thận trọng

5813
Cách đặt thuốc phụ khoa đúng cách và một số lưu ý cần thận trọng
Cách đặt thuốc phụ khoa đúng cách và một số lưu ý cần thận trọng

Hiện nay, việc sử dụng thuốc đặt âm đạo cho các chị em gặp vấn đề về bệnh phụ khoa tương đối phổ biến. Chính vì vậy mà chị em có rất nhiều thắc mắc và không biết cách đặt thuốc phụ khoa như thế nào mới đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.

Hãy theo dõi hết bài viết sau của Đặc Nhiệm Blouse Trắng để có được thông tin đầy đủ về cách đặt và những lưu ý khi sử dụng và cách đặt thuốc phụ khoa.

Thuốc đặt phụ khoa là gì?

Thuốc đặt phụ khoa là loại thuốc được đặt tại âm đạo của người phụ nữ, chúng thường chứa các chất làm thay đổi âm đạo hay kháng sinh và có tác dụng diệt khuẩn, diệt nấm âm đạo, điều trị viêm nhiễm âm đạo do dị nguyên.

Thuốc đặt phụ khoa là loại thuốc được đặt tại âm đạo của người phụ nữ
Thuốc đặt phụ khoa là loại thuốc được đặt tại âm đạo của người phụ nữ

Đồng thời nó giúp loại bỏ 1 số bệnh phụ khoa lây nhiễm qua đường tình dục: viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung, viêm âm đạo,…

Yêu cầu đối với thuốc đặt âm đạo là tan được, có tác dụng tại chỗ và giữ cho môi trường âm đạo trong khoảng pH=3,5 đến 4,5 thì mới không gây kích ứng âm đạo và hạn chế vi khuẩn có hại phát triển.

Hiện nay trên thị trường có 3 loại thuốc đặt âm đạo chính đó là: thuốc chứa hormon estrogen, thuốc chứa một kháng sinh và thuốc chứa nhiều kháng sinh. Các loại thuốc đặt phụ khoa này được bào chế ở nhiều dạng khác nhau như: viên nén cứng, viên mềm, viên dạng kén, viên dạng trứng,…

Để biết được tình trạng cơ thể mình gặp phải có nên sử dụng thuốc đặt âm đạo không và nên dùng loại nào nhất bạn cần phải được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Sau đó các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị cụ thể, kê đơn thuốc và hướng dẫn bạn cách thực hiện. Việc tự ý mua thuốc đặt âm đạo về sử dụng không theo chỉ định của bác sĩ sẽ khiến tình trạng bạn gặp phải trở nên tồi tệ hơn và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Tác dụng của thuốc đặt âm đạo

Với 3 loại thuốc chính được kể trên thì nó sẽ có tác dụng cụ thể như sau:

  • Thuốc chứa hormon estrogen: có tác dụng làm niêm mạc âm đạo phát triển, mềm mại, dễ dàng tiết dịch có tác dụng bôi trơn, khi quan hệ sẽ không bị đau và hứng thú hơn. Ngoài ra nó còn tạo môi trường acid giúp vi khuẩn có lợi phát triển, hạn chế các tác động xấu cho chị em phụ nữ sau trước và sau quan hệ tình dục.
  • Thuốc chứa một kháng sinh: thuốc này được sử dụng khi người bệnh gặp vấn đề với 1 tác nhân gây bệnh nhất định và nó có tác dụng tiêu diệt được tác nhân đó.
  • Thuốc chứa nhiều kháng sinh: có thể tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn khác nhau khi mà người bệnh bị viêm âm đạo do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Đối tượng cần sử dụng

Thuốc đặt phụ khoa được sử dụng cho các đối tượng là nữ giới gặp các vấn đề liên quan đến viêm nhiễm âm đạo do vi khuẩn hoặc 1 số bệnh lây qua đường tình dục.

Thuốc đặt phụ khoa sử dụng cho nữ giới gặp các vấn đề viêm nhiễm âm đạo
Thuốc đặt phụ khoa sử dụng cho nữ giới gặp các vấn đề viêm nhiễm âm đạo

Một số bệnh được nhắc đến nhiều là: viêm âm đạo do nấm (Candida, nấm men), vi khuẩn, kí sinh trùng ( Trichomonas,…); nhiễm trùng âm đạo và cổ tử cung; viêm lộ tuyến, nhiễm khuẩn đường sinh dục; bệnh khí hư, ngứa rát do nhiều nguyên nhân khác nhau;…

Đối với thuốc thuốc âm đạo chứa hormone estrogen dùng cho những phụ nữ gặp vấn đề về âm đạo do thiếu hụt estrogen gây ra như: khô âm đạo, ngứa rát, ít tiết dịch hoặc đau rát khi quan hệ.

Các đối tượng kể trên còn tùy thuộc vào tình trạng cũng như nguyên nhân các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc cụ thể với từng bệnh nhân. Đối với những bạn gái chưa quan hệ tình dục, chưa rách màng trinh thì cần thận trọng và thực hiện theo chỉ dẫn của người có chuyên môn.

Xem thêm: [HỎI ĐÁP] Ngày đèn đỏ có nên uống nước dừa không? Tác dụng

Cách đặt thuốc vào vùng kín đúng cách

Việc sử dụng thuốc đặt âm đạo cần đảm bảo tuân thủ đúng cách thì việc điều trị mới đem lại hiệu quả và không gây ra các tác hại không mong muốn cho sức khỏe sinh sản người phụ nữ. Việc đầu tiên người bệnh cần lưu ý là đảm bảo sử dụng đúng thuốc, đúng bệnh, đúng liều theo chỉ dẫn bác sĩ.

Sau khi đã có thuốc thì việc thực hiện đặt thuốc vào vùng kín cần tiến hành theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ hoặc bạn có thể sử dụng nước muối pha loãng. Không cần thụt rửa sâu vào trong âm đạo tránh gây trầy xước tổn thương âm đạo.
  • Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ tay bằng xà phòng diệt khuẩn nếu bạn sử dụng trực tiếp tay để đặt thuốc. Sau đó sử dụng tay đưa thuốc từ từ vào bên trong âm đạo, nên đặt sâu khoảng 1 ngón tay để thuốc phát huy tối đa tác dụng. Bước này cần lưu ý:
  • Tư thế: nằm ngửa, nửa nằm nửa ngồi hoặc đứng gác 1 chân lên ghế thấp, chị em hãy chọn tư thế mình thấy thoải mái và dễ dàng đặt thuốc nhất.
  • Nếu thuốc ở dạng viên mềm thì bạn chỉ cần thực hiện như trên vì khả năng thuốc tan nhanh.
  • Nếu thuốc ở dạng viên cứng thì bạn cần ngâm thuốc vào nước đun sôi để nguội 10 đến 20 giây để làm ẩm và mềm thuốc giúp thuốc đưa vào âm đạo được dễ dàng hơn và dễ tan hơn.
  • Bước 3: đợi thuốc ngấm. Nếu chị em đặt thuốc vào ban ngày thì cần ngồi nghỉ ngơi vài tiếng, tránh hoạt động, hạn chế di chuyển. Tốt nhất bạn nên sử dụng thuốc vào ban đêm trước khi đi ngủ, và đặt xong thì đi nghỉ luôn. Bạn có thể dùng băng gạc hoặc băng vệ sinh hàng ngày để thấm chất bẩn có thể trôi ra từ âm đạo.

Một số lưu ý khi đặt thuốc phụ khoa đó là:

  • Không giao hợp trong thời gian dùng thuốc.
  • Các trường hợp viêm âm đạo ở trẻ em không đặc hiệu hay huyết trắng sinh lý ở người lớn và không có sự chỉ định từ bác sĩ thì không nên dùng thuốc.
  • Một vài thuốc có thể gây dị ứng. Cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để được tư vấn, giải quyết, nếu nặng cần ngừng thuốc hoặc đổi thuốc khác.
  • Không nên lạm dụng thuốc, đặt thuốc quá 10 ngày sẽ có hiện tượng kháng thuốc, mất cân bằng môi trường âm đạo, gây bội nhiễm.
  • Cần đặc biệt lưu ý với phụ nữ có thai và các bạn nữ chưa từng quan hệ. Việc làm này cần đặc biệt thận trọng tránh gây ảnh hưởng đến cơ thể và thai nhi.
  • Sau đợt điều trị bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ khám lại để kiểm tra hiệu quả sau khi sử dụng thuốc và đưa ra hướng điều trị tiếp theo.

Video hướng dẫn cách đặt thuốc phụ khoa:

Hiện tượng, Biểu hiện sau khi đặt thuốc

Mọi phương pháp điều trị dù là thuốc đặt hay thuốc uống thì đều có gây nên tác dụng phụ và khiến cơ thể xuất hiện một số biểu hiện khác thường. Đối với việc sử dụng thuốc đặt âm đạo các chị em sẽ gặp phải một số hiện tượng phổ biến dưới đây:

  • Chảy máu âm đạo.
  • Đau bụng dưới.
  • Âm đạo ra dịch vàng, trắng, hồng hoặc bị chảy nước.
  • Đặt thuốc không đúng cách khiến thuốc bị chảy ra ngoài.
  • Ngứa, nóng rát, xót phần trong âm đạo.
  • Âm đạo có thể ra dịch nhầy kèm mùi hôi đặc trưng của thuốc kết hợp với dịch âm đạo.

Đối với mỗi bệnh nhân thì các biểu hiện bất thường sau khi đặt thuốc âm đạo là khác nhau. Mọi người có thể sẽ không bắt gặp các bất thường ở trên hoặc gặp phải 1 số bất thường khác và với mức độ không giống nhau. Điều này phụ thuộc tình trạng từng bệnh nhân và cách sử dụng thuốc của họ.

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn các chị em cần thận trọng quan sát các biểu hiện bất thường của cơ thể. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được tư vấn và giải quyết kịp thời.

Thuốc đặt phụ khoa loại nào tốt?

Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại thuốc đặt phụ khoa tốt có tác dụng điều trị hiệu quả và nhanh chóng đối với các vấn đề viêm nhiễm âm đạo do bác sĩ chỉ định. Đối với mỗi thuốc sẽ có chỉ định, công dụng và thành phần riêng.

Thuốc đặt phụ khoa loại nào tốt?
Thuốc đặt phụ khoa loại nào tốt?

Dưới đây là 1 số thuốc được nhắc đến nhiều nhất hiện nay:

  • Thuốc đặt Polygynax: tác dụng loại bỏ viêm nhiễm ở hầu hết các bệnh phụ khoa, an toàn dùng được cho cả phụ nữ có thai và đang cho con bú.
  • Thuốc đặt Neo Tergynan: trị tại chỗ viêm âm đạo do nhiễm nấm, khuẩn, kí sinh trùng,…
  • Thuốc đặt Canesten: điều trị viêm nhiễm âm đạo do nấm Candida, nấm men, Trichomonas,…
  • Thuốc đặt Fluomizin: điều trị viêm âm đạo tái phát nhiều lần, giảm nhanh các triệu chứng viêm ngứa vùng kín.
  • Thuốc đặt Metromicon: điều trị các trường hợp viêm nhiễm nặng, bệnh khí hư, ngứa rát âm đạo do nhiều nguyên nhân.

Ngoài ra còn có: Viên nén đặt âm đạo bổ sung 500 triệu lợi khuẩn Ginestra, Happy Queen, Revirgin Gung Bqcell, Megyna, viên đặt âm đạo Estoril của Nhật chứa các thành phần estrogen, Flagystatin, Chlorquinaldol,…

Đặt thuốc phụ khoa bị chảy ra ngoài phải làm sao?

Việc sử dụng thuốc phụ khoa không đúng cách là nguyên nhân chính khiến thuốc nhanh chóng bị chảy ra ngoài không kịp ngấm và phát huy tác dụng. Một số thao tác đặt thuốc sai cách như:

  • Thực hiện ngâm thuốc dạng viên nang cứng quá lâu khiến việc đưa thuốc vào gặp khó khăn và dễ bị chảy ra ngoài.
  • Đặt thuốc quá nông ở phía ngoài gần cửa âm đạo.
  • Sau khi đặt thuốc không nghỉ ngơi tại chỗ, không hạn chế hoạt động và đi lại nhiều.

Vì vậy nếu bạn dùng thuốc bị chảy ra ngoài thì không cần quá lo lắng vì nguyên nhân đơn giản là do bạn đặt thuốc không đúng cách. Để khắc phục tình trạng này bạn chỉ cần lưu ý cách ngâm thuốc và nghỉ tại giường sau khi đặt thuốc đúng cách là ổn.

Xem thêm: [BẬT MÍ] Cách trị thâm môi bằng kem đánh răng đơn giản, tự nhiên tại nhà

Đặt thuốc phụ khoa bao lâu thì tan?

Do các loại thuốc có thành phần khác nhau, dạng bào chế khác nhau cho nên thời gian để thuốc tan ra và phát huy tác dụng cũng khác nhau. Ngoài ra môi trường âm đạo cũng ảnh hưởng khả năng tan thuốc. Tuy nhiên thì chị em có thể quan sát và cảm nhận được 1 số dấu hiệu của cơ thể khi thuốc đã tan hết.

Đặt thuốc phụ khoa bao lâu thì tan?
Đặt thuốc phụ khoa bao lâu thì tan?

Dưới đây là 1 số dấu hiệu giúp chị em biết được thuốc tan hay chưa:

  • Âm đạo ra huyết trắng kèm dịch có màu vàng, trắng, hồng là dấu hiệu khi thuốc đã tan hoàn toàn.
  • Đau bụng dưới là thời điểm thuốc phát huy tác dụng khiến thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
  • Chị em thấy ngứa, nóng rát trong âm đạo và tiết ra dịch nhờn có mùi hôi là do thuốc đã phát huy tác dụng tiêu diệt những nguyên nhân gây bệnh như: vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm,…và theo bã thuốc đi ra ngoài âm đạo.

Bạn nên chú ý các phản ứng của cơ thể sau khi sử dụng thuốc, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của loại thuốc mà bác sĩ chỉ định, có thể hỏi trực tiếp bác sĩ để biết thông tin cụ thể thời gian thuốc tan để nghỉ ngơi tại chỗ hợp lý, tránh để thuốc trào ra ngoài. Với thuốc dạng nang trứng viên mềm thì thường tan nhanh sau 1 phút còn thuốc viên nén thì lâu hơn.

Đặt thuốc phụ khoa bao lâu thì đi tiểu được?

Nếu như bạn thực hiện đúng các bước đặt thuốc phụ khoa như bài viết đã nói ở trên thì thuốc sẽ hoàn toàn nằm bên trong âm đạo và khó rơi ra bên ngoài. Do đó bạn có thể hoàn toàn yên tâm đi vệ sinh ngay mà không lo thuốc rơi ra ngoài, tốt nhất là nằm nghỉ ngơi 15 phút không làm gì.

Tuy nhiên thì đi tiểu nhiều sau khi đặt thuốc có thể làm giảm tác dụng và hiệu quả điều trị của thuốc cho nên người bệnh nên giảm lượng nước uống lại để hạn chế đi tiểu nhiều lần sau khi đặt thuốc.

Xem thêm: Bị nổi mụn ở vùng kín nữ giới là bệnh gì? Tác hại, Cách chữa trị hiệu quả

Đặt thuốc phụ khoa có làm chậm kinh không?

Thông thường hầu hết các thuốc phụ khoa có tác dụng tại chỗ, tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong âm đạo mà không gây ảnh hưởng quá nhiều đến nội tiết tố trong cơ thể. Chính vì vậy việc đặt thuốc phụ khoa sẽ không gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em.

Nếu bạn bị chậm kinh và nghi ngờ do đặt thuốc phụ khoa thì bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được kiểm tra cụ thể. Vì khi chu kỳ kinh nguyệt diễn ra không tự nhiên bị chậm kinh có thể do nhiều nguyên nhân về bệnh lý, nội tiết tố thay đổi bất thường, tác dụng phụ của thuốc, chất kích thích, tâm lý,…

Đang đặt thuốc thì có kinh có sao không?

Vào những ngày đèn đỏ cổ tử cung giãn ra, kinh nguyệt bị đào thải ra ngoài theo đường âm đạo. Nếu như đặt thuốc trong những ngày này nó sẽ trở thành vật cản trở máu kinh thoát ra.

Đang đặt thuốc thì có kinh có sao không?
Đang đặt thuốc thì có kinh có sao không?

Một là nó giữ máu kinh ở lại lâu hơn tạo điều kiện thích hợp cho tác nhân gây bệnh phát triển gây viêm nhiễm âm đạo. Hai là thuốc sẽ theo máu kinh ra bên ngoài và chưa kịp phát huy tác dụng.

Do đó nếu đang đặt thuốc mà có kinh thì bạn phải ngưng đặt thuốc ngay. Hãy chờ đến khi hết kinh hoàn toàn, thời gian này tùy thuộc vào sinh lý mỗi chị em thường là từ 3 đến 5 ngày. 

Hãy lưu ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín và thay băng thường xuyên để giữ cho vùng kín khô thoáng, hãy tăng cường bổ sung dinh dưỡng để nâng cao khả năng miễn dịch. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự sinh sôi phát triển của vi khuẩn.

Sau khi đặt thuốc bao lâu thì được quan hệ?

Như chúng tôi đã nói đến ở trên trong quá trình điều trị với thuốc đặt phụ khoa không nên quan hệ tình dục. Vậy sau khi đặt thuốc bao lâu thì quan hệ được? Đây cũng là câu hỏi mà nhiều người quan tâm.

Theo các chuyên gia thì sau khi hoàn thành liệu trình đặt thuốc trong vòng từ 7 đến 10 ngày, bạn đến bệnh viện tái khám và có kết luận khỏi bệnh của bác sĩ điều trị thí sau 1 – 2 ngày bạn có thể quan hệ tình dục bình thường.

Tuy nhiên nếu tình trạng viêm nhiễm bạn gặp phải chưa khỏi hoàn toàn thì bác sĩ sẽ tiếp tục đưa ra liệu trình điều trị tiếp theo để trị dứt điểm bệnh. Trong thời gian chưa hoàn toàn khỏi bệnh thì bạn nên kiêng quan hệ tình dục để tránh tình trạng chuyển biến nghiêm trọng và giữ an toàn cho bạn tình.

Xem thêm: Mụn là gì? Nguyên nhân gây ra mụn và các bước chăm sóc da tại nhà

Đặt thuốc phụ khoa không tan

Đặt thuốc phụ khoa không tan có thể do bạn đặt chưa đúng cách, đặt thuốc nông ở gần ngoài cửa âm đạo, hoặc không làm mềm thuốc dạng viên cứng trước khi đưa thuốc vào trong. Điều này dẫn đến bã thuốc bị chảy ra ngoài, dạng bột, gây khó chịu cho người bệnh.

Việc này cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị vì thuốc không tan nên không thể ngấm vào âm đạo và phát huy tác dụng diệt khuẩn.

Để tránh tình trạng này xảy ra bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc, tham khảo bác sĩ cách đặt thuốc đúng cách, nếu quá lúng túng bạn có thể nhờ nhân viên y tế hỗ trợ.

Đặt thuốc phụ khoa bị ra máu

Đặt thuốc phụ khoa bị ra máu là tình trạng thường gặp. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do: đặt thuốc không đúng cách, móng tay hoặc sử dụng dụng cụ cứng có thể khiến cho âm đạo bị tổn thương và dẫn đến chảy máu. Hay do tác dụng phụ của thuốc khiến nội tiết tố thay đổi dẫn đến xuất huyết.

Đặt thuốc phụ khoa bị ra máu
Đặt thuốc phụ khoa bị ra máu

Một hiểu lầm mà nhiều chị em gặp phải là đến ngày đèn đỏ đúng khoảng thời gian đặt thuốc khiến chị em lầm tưởng mình bị chảy máu âm đạo. Bạn cần phân biệt và tham khảo ý kiến bác sĩ để biết việc chảy máu là do nguyên nhân nào. Nếu đó là kinh nguyệt thì cần dừng việc đặt thuốc.

Còn nếu do cách đặt thuốc thì bạn chỉ cần điều chỉnh đặt thuốc đúng cách theo chỉ dẫn, cắt móng tay và rửa sạch sẽ trước khi thực hiện thao tác đặt thuốc vào trong âm đạo.

Đặt thuốc phụ khoa rồi quan hệ có thai được không?

Việc đặt thuốc phụ khoa không ảnh hưởng đến quá trình thụ thai. Nếu bạn quan hệ trong thời gian này và không dùng biện pháp tránh thai thì bạn vẫn có thai nhưng tỷ lệ không cao. Điều này còn tùy thuộc vào tình trạng viêm nhiễm mà bạn gặp phải.

Theo khuyến cáo không nên mang thai trong giai đoạn viêm nhiễm chưa được điều trị hoàn toàn vì nó sẽ đe dọa đến sự phát triển của thai nhi. Nếu thực sự cấp thiết hãy quan hệ tình dục an toàn và sử dụng bao cao su để phòng hộ.

Đặt thuốc ra nhiều khí hư

Việc đặt thuốc phụ khoa có thể khiến chị em ra nhiều khí hư bất thường, có thể kèm theo bã thuốc hay dịch nhầy có màu vàng, trắng đục hoặc hơi hồng.Tuy nhiên đây là cơ chế hoạt động tự nhiên của thuốc do vi khuẩn âm đạo bị tiêu diệt và đào thải ra ngoài qua dịch tiết âm đạo và nó có thể có mùi hôi đặc trưng của thuốc.

Để khắc phục tình trạng này chị em nên sử dụng thêm băng vệ sinh hàng ngày để tránh dịch ra quần áo, thay băng thường xuyên và vệ sinh vùng kín sạch sẽ đúng cách. 

Sau khi đặt thuốc bị ngứa

Một số chị em gặp phải hiện tượng ngứa rát sau khi đặt thuốc phụ khoa. Đó có thể là do tác dụng phụ của thuốc, do viêm nhiễm tái phát vì vệ sinh vùng kín không đúng cách khiến vi khuẩn phát triển trở lại, do dị ứng với các thành phần thuốc hoặc quan hệ tình dục.

Nếu mức độ ngứa rát nhẹ và hết ngay sau đó thì bạn không cần lo lắng, nhưng nếu tình trạng kéo dài và có xu hướng nghiêm trọng hơn thì phải ngừng thuốc và đến thăm khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và được giải quyết kịp thời.

Xem thêm: Đau thắt lưng là bệnh gì? Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị hiệu quả

Nguồn tham khảo: https://songkhoe24h.com/huong-dan-cach-dat-thuoc-vao-am-dao-an-toan/

Bài trướcMụn là gì? Nguyên nhân gây ra mụn và các bước chăm sóc da tại nhà
Bài tiếp theoTại sao vùng kín có mùi hôi? Cách chữa trị tại nhà nhanh chóng, hiệu quả
Tôi là Dược sĩ Vũ Quang Vinh. Được đào tạo chương trình chính quy tại Đại Học Dược Hà Nội - Hanoi University of Pharmacy. Tôi viết thông tin về thuốc, y tế sức khỏe với mong muốn mang tới những kiến thức khoa học tin cậy, chính xác nhất dựa trên những kiến thức cập nhật từ các tạp chí y khoa, cơ quan dược phẩm uy tín như: Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), EMC, Dailymed, Drugs.com, ...