Phương pháp giảm đau thần kinh tọa tại nhà, Nguyên nhân, triệu chứng

1799
Tìm hiểu về bệnh đau thần kinh tọa và các phương pháp chữa trị
Tìm hiểu về bệnh đau thần kinh tọa và các phương pháp chữa trị

Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ từ kinh tế đến xã hội làm nâng cao đời sống mỗi con người, tuy nhiên kéo theo đó là sự xuất hiện của nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh thần kinh, xương khớp.

Các tình trạng bệnh lý này thường tập chung ở các nhóm người lớn tuổi, người bị thoái hoá xương khớp, lao động nặng, hoặc điều kiện lao động, phương tiện lao động kém.

Người mắc các loại bệnh này thường xuyên gặp phải những cơn đau dai dẳng, đặc biệt là khi có sự thay đổi thời tiết, nếu không được điều trị kịp thời có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn.

Bài viết dưới đây của Đặc Nhiệm Blouse Trắng sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về một trong số các vấn đề về dây thần kinh được nêu trên đó là đau thần kinh toạ.

Đau dây thần kinh toạ là bệnh gì?

Đau dây thần kinh tọa là chứng đau lưng được gây ra do dây thần kinh tọa bị tác động bất thường. Dây thần kinh toạ là một dây thần kinh lớn chạy từ lưng dưới xuống phía sau của mỗi chân.

Đau dây thần kinh tọa là chứng đau lưng được gây ra do dây thần kinh tọa bị tác động bất thường
Đau dây thần kinh tọa là chứng đau lưng được gây ra do dây thần kinh tọa bị tác động bất thường

Khi cơ thể bị chấn thương hoặc dây thần kinh tọa bị tác động mạnh thì nó sẽ gây ra các cơn đau ở lưng sau đó lan xuống hông, mông và chân. Đặc biệt căn bệnh này hoàn toàn có thể điều trị mà không cần có sự can thiệp phẫu thuật, theo thống kê có tới 90 người hoàn toàn khỏi bệnh nếu tuân thủ quy trình điều trị vật lý.

Phân biệt đau lưng với đau dây thần kinh toạ

Theo một số tài liệu thống kê có tới 85% người Mỹ gặp các vấn đề liên quan đến đau lưng trong suốt cuộc đời họ. Tuy nhiên không phải 100% các cơn đau này đều liên quan đến đau dây thần kinh toạ. Trong một vài trường hợp thường gặp thì đau lưng nguyên nhân là do sự co dãn quá mức của các khối cơ sau lưng hoặc do xương bị căng quá mức.

Còn đối với đau dây thần kinh toạ biểu hiện rõ nhất đó là các cơn đau xuất phát từ lưng lan nhanh xuống hông, mông sau đó đến hai chân, đặc biệt cơ thể chúng ta sẽ có cảm giác giống như bị chuột rút. Tuy nhiên cảm giác này không hết mà kéo dài dai dẳng có thể lên đến vài ngày.

Xem thêm: Đau thắt lưng là bệnh gì? Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị hiệu quả

Đối tượng dễ mắc đau dây thần kinh toạ

Đối tượng thường xuyên bị đau dây thần kinh toạ là những người lao động nặng nhọc. Bên cạnh đó một phần lớn những người phụ nữ từ 30 cho đến 50 tuổi cũng mắc bệnh này.

Đối tượng dễ mắc đau dây thần kinh toạ
Đối tượng dễ mắc đau dây thần kinh toạ

Nguyên nhân được chứng minh đó là do quá trình mang thai của những người phụ nữ này. Khi thai kỳ ở những thời gian cuối, thai nhi có kích thước lớn gây nên sự chèn ép các cơ quan khác đặc biệt đối với dây thần kinh toạ.

Một vài nguyên nhân khác có thể kể đến như thoát vị đĩa đệm, thoái hoá cột sống,…

Nguyên nhân

Dưới đây là một vài các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh:

  • Thoát vị đĩa đệm là một trong các lý do chính dẫn đến đau dây thần kinh toạ, đĩa đệm là một bộ phận êm mềm mại có tác dụng nâng đỡ giữa các khớp cột sống. Khi cơ thể già đi đĩa đệm sẽ bị xẹp, mất đi độ đàn hồi vốn có từ đấy các khớp cột sống sẽ va chạm vào nhau và dễ gây ra chấn thương.

Khi bị xẹp đi các khớp cột sống sẽ ép phần đĩa đệm này làm cho đĩa đệm bị phình to ra gây ra cản trở và tác động trực tiếp đến dây thần kinh toạ. Theo một vài thống kê nhỏ cứ 50 người sẽ có 1 người mắc thoát vị đĩa đệm, và có đến một phần tư trong số họ sẽ gặp các triệu chứng điển hình kéo dài khoảng 6 tuần lễ.

  • Do hẹp cột sống: càng lớn tuổi cơ thể sẽ càng nhanh bị lão hoá, một trong số các quá trình lão hoá đó là sự thu hẹp lại của cột sống lưng hay còn gọi là hẹp cột sống. Quá trình thu hẹp của cột sống sẽ đẩy mạnh sự tác động lên gốc của dây thần kinh toạ làm cho nó bị tổn thương gây ra các cơn đau. Hẹp cột sống thường xảy ra đối với những người trên 60 tuổi.
  • Do khối u tại cột sống: đây là một trong các trường hợp vô cùng hiếm gặp mà người bệnh bị đau dây thần kinh toạ do có khối u xuất hiện tại cột sống. Những khối u này có thể xuất hiện dọc theo tuỷ sống hoặc ở dây thần kinh toạ. Khi khối u xuất hiện, nó sẽ chèn ép, tác động vào dây thần kinh toạ tạo nên các cơn đau những kéo dài.
Nguyên nhân gây ra đau dây thần kinh toạ đó là viêm cơ, đau xương
Nguyên nhân gây ra đau dây thần kinh toạ đó là viêm cơ, đau xương
  • Do hội chứng Piriformis: Piriformis là một cơ lớn nằm sâu bên trong mông giúp kết nối cột sống với xương đùi, đặc biệt nó có tác động trực tiếp đến dây thần kinh toạ. Khi cơ này bị co mạnh nó sẽ tạo nên một áp lực lớn lên dây thần kinh toạ, gây ra các triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh toạ. Lưu ý hội chứng Piriformis thường xảy ra hơn ở phái nữ.
  • Người có thói quen để ví ở sau mông: đau tưởng như một thói quen bình thường tuy nhiên nó lại là một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hội chứng Piriformis, khi ngồi xuống cơ thể sẽ tạo áp lực lên ví tiền đặt sau mông, chiếc ví này cũng tạo nên một áp lực đáp lại gây ra sự tác động vào cơ mông trong một khoảng thời gian dài gây nên tình trạng đau dây thần kinh toạ. Cách khắc phục đó là để ví bên trong túi trước hoặc sử dụng các loại túi đeo thay vì dùng ví.
  • Do viêm túi thừa: người phụ nữ thường xuyên vận động nặng sẽ gây ra sự tác động đến các khớp xương nhất là xương chậu. Viêm túi thừa có thể gây ra các cơn đau nhức cho mông, hông dưới hoặc có thể kéo dài xuống cả hai chân. Cơn đau có thể tăng lên khi người bệnh đứng hoặc leo cầu thang lâu, nguyên nhân dẫn đến viêm túi thừa có thể do viêm khớp, mang thai hoặc do nhiễm trùng.
  • Do chấn thương hoặc nhiễm trùng xray của xương chậu: các nguyên nhân khác gây ra đau dây thần kinh toạ đó là viêm cơ, đau xương, gãy xương, nhiễm trùng, bất kỳ nguyên nhân nào gây ra tác động đến dây thần kinh toạ cũng gây ra các triệu chứng của bệnh trên. Lưu ý một vài trường hợp đặc biệt đau dây thần kinh toạ không do bất cứ một nguyên nhân trực tiếp nào gây nên.

Xem thêm: [Tìm hiểu] TOP 10+ thuốc cường dương tốt nhất 2020 được ưa chuộng

Các cách chẩn đoán bệnh

Một số phương pháp xác định bệnh được áp dùng phổ biến hiện nay:

  • Khám xác định dựa vào các triệu chứng lâm sàn của bệnh: phương pháp này có độ chính xác tương đối do chỉ dựa vào các dấu hiệu của bệnh. Khi chuẩn đoán bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về các cơn đau ví dụ như cơn đau xuất hiện tại đâu, vị trí xuất hiện, thời gian kéo dài của cơn đau.

Khi này bạn có thể được bác sĩ yêu cầu di chuyển bằng ngón chân, gót chân, ngồi xổm hoặc nâng cao chân mà không gập gối. Các bài kiểm tra trên đều làm kích thích dây thần kinh toạ từ đó bác sĩ có thể đưa ra nhận định ban đầu xem bạn có mắc đau dây thần kinh toạ hay không.

Chẩn đoán đau dây thần kinh tọa bằng cách chụp CT, X Quang
Chẩn đoán đau dây thần kinh tọa bằng cách chụp CT, X Quang
  • Chuẩn đoán bằng hình ảnh: đây là phương pháp hiện đại hơn và có độ chính xác khá cao. Một trong những phương pháp hay áp dụng đó là MRI, khi này bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm bằng hình ảnh nhằm mục đích tìm ra vị trí bị tổn thương cũng như biết chính xác dây thần kinh nào gây ra đau dây thần kinh toạ. MRI có thể giúp chúng ta nhìn thấy sự liên kết các đốt sống, dây chằng, cơ, dây thần kinh.

Bên cạnh đó chụp CT bằng thuốc cản quang cũng có thể giúp chuẩn đoán bệnh bằng việc cho chúng ta nhìn thấy cột sống và các dây thần kinh. Việc chúp cũng như chuẩn đoán bằng hình ảnh sẽ giúp bác sĩ có thể đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân.

Ngoài ra chụp X-Quang cũng có thể chuẩn đoán một phần bệnh này bằng việc cho thấy hình ảnh xương từ đó tìm ra các tổn thương của xương. Điểm yếu phương pháp này là không thể giúp nhìn thấy dây thần kinh.

Các biến chứng do đau dây thần kinh toạ

Biến chứng nguy hiểm nhất của căn bệnh này đó là bị mất kiểm soát hoạt động của bàng quan và ruột từ đó gây ra các biến chứng vĩnh viễn cho người bệnh hoặc có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Nếu bạn gặp tình trạng trên cần nhanh chóng liên hệ bác sĩ hoặc các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. May mắn biến chứng này chiếm tỷ lệ vô cùng nhỏ, phần lớn căn bệnh này gây ra các cơn đau lặp lại và thường kéo dài trong khoảng vài ngày, không gây hại lâu dài.

Xem thêm: [HỎI ĐÁP] Ngày đèn đỏ có nên uống nước dừa không? Tác dụng

Các phương pháp làm giảm cơn đau tại nhà

Một số các phương án giúp làm giảm triệu chứng mà bạn có thể áp dụng tại nhà:

Sử dụng các loại thuốc giảm đau để cơn đau thần kinh tọa dịu hơn
Sử dụng các loại thuốc giảm đau để cơn đau thần kinh tọa dịu hơn
  • Sử dụng nhiệt để làm giảm đau: bạn có thể sử dụng các túi đá hoặc đếm ấm để làm giảm đau một cách vô cùng hiệu quả. Cách làm rất đơn giản bạn hãy chườm lạnh hoặc nóng tại vùng cảm thấy đau trong vòng 15 phút, thực hiện cách nhau 2 tiếng, hãy kết hợp xen kẽ hai phương pháp này bạn sẽ thấy được sự hiệu quả tức thì.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể làm giảm các cơn đau do bệnh trong một khoảng thời gian ngắn. Acetaminophen và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là các thuốc hiệu quả giúp giảm đau mà ít gây tác dụng phụ. Một vài sự lựa chọn khác như aspirin, ibuprofen và naproxen. Bác sĩ có thể tiêm steroid cho bạn để giảm thêm tình trạng viêm đối với cơn đau nặng hơn.
  • Thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng: theo một số bác sĩ chuyên khoa vật lý trị liệu việc tập các động tác nhẹ nhàng giúp làm giãn gân cốt có thể làm giảm tình trạng viêm, đau một cách hiệu quả. Chính vì vậy hãy thường xuyên luyện tập các bài yoga hoặc thái cực quyền, nó vừa nâng cao sức khoẻ vừa giúp cơ thể làm giảm các cơn đau do bệnh xương khớp đem lại.
  • Tiêm steroid để giảm đau: đối với trường hợp nặng bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định tiêm trực tiếp steroid vào trong cột sống. Mục đích phương pháp này giúp làm giảm viêm hiệu quả và nhanh chóng làm giảm các cơn đau.
  • Thực hiện phẫu thuật: Nếu nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh toạ là thoát vị đĩa đệm thì bệnh nhân sẽ được chỉ định làm phẫu thuật. Quá trình phẫu thuật sẽ loại bỏ đĩa đệm bị tổn thương từ đó làm giảm áp lực trực tiếp lên dây thần kinh toạ. Khoảng 90% bệnh nhân sẽ giảm đau nhanh chóng sau khi thực hiện phẫu thuật. Ngoài ra còn một vài các tiểu phẫu giúp làm giảm đau do hẹp cột sống.

Nguồn tham khảo:

A Visual Guide to Sciatica, Link:

https://www.webmd.com/back-pain/ss/slideshow-visual-guide-to-sciatica

Bài trước[HỎI ĐÁP] Ngày đèn đỏ có nên uống nước dừa không? Tác dụng
Bài tiếp theoAvonza là thuốc gì? Tác dụng, liều dùng trong điều trị HIV/AIDS
Tôi là Dược sĩ Vũ Quang Vinh. Được đào tạo chương trình chính quy tại Đại Học Dược Hà Nội - Hanoi University of Pharmacy. Tôi viết thông tin về thuốc, y tế sức khỏe với mong muốn mang tới những kiến thức khoa học tin cậy, chính xác nhất dựa trên những kiến thức cập nhật từ các tạp chí y khoa, cơ quan dược phẩm uy tín như: Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), EMC, Dailymed, Drugs.com, ...